Tháp Bà Ponagar Nha Trang – Di tích “Bí Ẩn” của kiến trúc người Chăm

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tháp bà Ponagar Nha Trang – là một niềm tự hào và kiệt tác của con người nói chung, và người Chăm nói riêng. Mặc cù trải qua hàng thế kỷ, đền thờ này vẫn là nơi linh thiêng và tôn thờ của người Chăm-pa cho đến thời điểm này. Mà bất kì một du khách nào đến Nha Trang, cũng không thể bỏ qua địa điểm này.

Hãy cùng ngayhevang.vn tìm hiểu tổng quan về ngôi đền này nào!

Nếu thấy bài viết hay. Thì hãy bấm “Like và Share” ở đầu trang và cuối trang, để cùng bạn bè check-in nhé

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Vị trí tháp bà Ponagar

Tháp bà Pongar được xây dựng trên ngọn đồi Cù Lao, nằm bên cạnh cửa sông Cái và quốc lộ 1A. Thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc của Thành Phố Nha Trang. Nằm trong lòng thành phố và tọa lạc ngay cầu Xóm Bóng.

Thời gian: mở cửa hằng ngày

Địa điểm: Đường 2/4, Nha Trang (Ngay cầu Xóm Bóng)

Giá vé: 25.000đ/tham quan

Với vị trí thuận lợi, nằm trong lòng thành phố Nha Trang. Bạn hoàn toàn có thể tham quan tháp bà Ponogar bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng để tiết kiệm chi phí, tiện lợi, và di chuyển sang các địa điểm tham quan khác. Thì ngayhevang.vn khuyến khích các bạn hãy nên thuê xe máy

 

Lý do vì sao có tên là tháp bà Ponagar

Chắc hẵn khi đến tham quan một di tích lịch sử, bạn sẽ thường đặt ra những câu hỏi như. Vì sào tháp có tên là tháp bà Pongar ?. Ponagar có nghĩa là nữ thần Mẹ Xứ Sở ( hay Po Ino Nogar, theo cách cách gọi của người Chăm). Hay còn có tên khác là Thiên – Y – Ana ( ám chỉ tượng nữ thần bên trong tháp)

Theo truyền thuyết, Bà là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, và dạy người dân cách chăn nuôi, chồng chọt…

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

 

Đặc điểm kiến trúc tháp bà Ponagar

Đặc điểm nổi bật, tất cả công trình kiến trúc của người Chăm (Chiêm Thành), đều là niềm tự hào của họ, bởi nó được xây dựng rất tỉ mỉ và có kết cấu hài hòa.
Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 – 12 theo nền văn hóa Hindu giáo, và phần lớn kiến trúc vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Tổng thể tháp bà Ponogar được chia làm 3 tầng rõ rệt.

Tầng 1

Tầng này được người Chăm xây dựng thành cánh cổng chính, nhưng đáng tiếc, do chiến tranh và thời gian. Cánh cổng đã bị tàn phá toàn bộ. Và đã được xây dựng lại bằng vật liệu phổ thông bây giờ

Tầng 2

Đây là khu vực được người Chăm gọi là Mandapa (nghĩa là nhà khách, nhà chờ). Nơi đây, để cho người Chăm nghỉ ngơi, chuẩn bị tất cả mọi thứ trước khi lên đến tầng 3. Và cũng là nơi, người Chăm thường tổ chức các hoạt động văn hóa và thờ cúng trang trọng vào các lễ hội hay các dịp đặc biệt.

Tầng 3

Tầng này, chính là nơi thờ phượng chính của người Chăm và cũng là nơi để người Chăm thể hiện “Bậc Thầy” trong công trình kiến trúc của họ. Do chiến tranh tàn phá, cho đến nay chỉ còn lưu giữ lại trọn vẻ đẹp của 4 tháp. Và tất cả các ngôi đền đều có một cửa và được hướng ra biển đông.

Tháp chính ( hướng Bắc)

Đây là tháp lớn nhất và cũng là đền thờ chính của người Chămpa. Tháp được xây dựng vào năm 817 sau công nguyên dưới thời vua Hari-Vacsman – I. Bên trong thờ thần Ponagar (nữ thần Uma, là vợ của thần Siva, được tương trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sắc đẹp, ca vũ…)

Tháp bà Pongar được xây dựng bằng đất nung, xếp chồng lên nhau theo hình tứ giác, trên có chóp. Có tổng cộng 1 tầng thân và 3 tầng lầu, các tầng lầu được thu nhỏ theo chiều cao của tháp. Tầng chóp là hình ảnh thu nhỏ của các tầng dưới (được nhìn thấy hầu hết ở một số tháp khác của người Chăm). Trên thân tháp, được khắc họa nhiều phù điêu họa tiết như các tiên nữ, các loài thú… Điểm đáng chú ý nhất là bức phù điêu trước cửa tháp được khắc họa hình ảnh Siva bốn tay, cưỡi bò đực Nanđin (Linh thú của thần Siva).

Bên trong ngôi đền, là một khoảng không gian rỗng tới đỉnh chóp. Được người dân thờ tượng nữ thần Pongar bằng đá hoa cương. ( Trước kia tượng được làm bằng vàng khối, nhưng đã bị đánh cắp bởi người Khmer. Sau đó, tượng được làm gỗ trầm, và cũng bị đánh cắp bởi bởi người Pháp, do sự tàn phá của chiến tranh). Tượng được đặt trên đài sen và tựa lưng vào tấm hình lá đề.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tháp trung tâm

Đây là tháp thờ thần Siva ( một trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo: Siva, Visnu, Brahma)

Tháp Tây và Tháp Nam

Là đền thờ có quy mô nhỏ hơn, thờ phúc thần Ganesha ( đầu voi, mình người ) và tháp còn lại thờ thần chiến tranh Karhykey. Theo truyền thuyết kể rằng, họ là con trai của thần Siva. Hay còn được người dân gọi là “2 cậu”

Kiến trúc bí ẩn chưa lời giải đáp

Đã có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu cho công trình kiến trúc của người Chăm. Họ đã đưa ra rất nhiều giả thuyết, nhưng tất cả những giả thuyết đấy đều không được đồng tình. Vậy điều gì đã phải làm cho các nhà khoa học Việt Nam, kể cả thế giới phải đau đầu, mà không có lời giải đáp!

Toàn bộ công trình kiến trúc của người dân tộc Chăm, đều được xây dựng bằng gạch nung. Và điểm lớn nhất, đó là hỗn hợp chất kết dính, giữa các viên gạch nung khít vào nhau khi xây dựng, mà không hề thấy một đường kẻ của loại chất kết dính.

Đây là một câu hỏi rất lớn, cho đến ngày nay vẫn chưa có được câu trả lời hoàn chỉnh cho việc xây dựng kiến trúc đền của người dân tộc Chăm.
Trải qua hơn một thiên niên kỷ, và bản thân của người dân tộc Chăm, họ vẫn không biết được hợp chất kết dính của cha ông năm xưa xây dựng là loại nào? – và cách họ xây dựng nó như thế nào?

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

 

Tháp bà Ponagar điểm đến của tâm linh

Tháp bà Ponagar, là một công trình kiến trúc độc đáo, và ngôi đền cũng thể hiện nền văn hóa hưng thịnh ở thế kỉ thứ 7 – 12 của người Chăm (Chiêm Thành). Nền văn hóa Ấn Độ giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đến với thành phố Nha Trang, không những bạn tham quan những di sản, những cảnh quan thiên nhiên của thành phố biển. Bạn còn có thể đến đây cho mục đích tâm linh của bản thân mình.

Với những người dân Nha Trang, đến Tháp bà Ponagar, họ luôn cầu nguyện những điều tốt đẹp cho cuộc sống, thuận lợi cho công việc làm ăn… Hàng năm, ngôi đền tổ chức lễ hội tháp bà vào ngày 20 – 24 tháng 3 âm lịch. Đây là một lễ hội lớn, thu hút rất nhiều người theo đạo Hindu giáo. Và cũng không kể sự tò mò của khách du lịch tại thành phố biển Nha Trang.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Thế là ngayhevang.vn đã giới thiệu tổng quan về tháp bà Ponagar cho các bạn. Hy vọng với nhưng thông tin nhỏ này sẽ giúp bạn có một chuyến đi du lịch tại Nha Trang vui vẻ. Và đừng quên hãy đến ngayhevang.vn để được tư vấn và nhận nhiều quà hấp dẫn khác.

Biên soạn bởi ngayhevang.vn


Theo Dõi Chúng Tôi

• Youtube

• Fanpage

• Instagram


Ngày Hè Vàng Tourist

Địa Chỉ: Tầng 3, 114/23 Hoàng Hoa Thám, Nha Trang, Khánh Hòa

Hotline (Imes/Viper/Zalo): 077 955 4546 – 034 933 9934 ( Mr. Tú )

Email: ngayhevang@gmail.com